Những mẫu cầu thang đẹp cho ngôi nhà của bạn

Đăng lúc 23:32:00 ngày 06/03/2013 | Lượt xem: 5198 | Cỡ chữ

Cầu thang theo quan niệm phong thủy chính là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vị trí của cầu thang được bố trí một cách khác nhau.

Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn).

Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1.

 

Vấn về về số bậc của cầu thang?

 

Người Việt từ xưa đến nay đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Phật giáo trong mọi vấn đề của cuộc sống. Việc chọn lựa số bậc của cầu thang cũng phải đảm bảo theo nguyên tắc đó, số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Từ đó, tổng số bậc cầu thang thường là  bậc lẻ điều này không chỉ đảm bảo thuận tiện về sinh hoạt mà khiến cho chúng ta có cảm giác an tâm, toải mái trong ngôi nhà của mình.

Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường. Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh, tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ: cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc). Trong hầu hết  kiến trúc nhà ở hiện nay, độ rộng của cầu thang thường từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m.

 

Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc hiện nay, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm và chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm. Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

Dựa vào hình dáng, có thể chia làm hai loại cầu thang chính là cầu thang thẳng và cầu thang tròn. Lựa chọn kiểu thang nào phụ thuộc vào vị trí và thế đất của ngôi nhà. Thang thẳng thiết kế đơn giản nhưng chiếm khá nhiều diện tích và khó sắp đặt. Thang thẳng có thể là thang đổi chiều 180 độ hoặc thang hình chữ L đổi chiều 90 độ ở phần chiếu nghỉ.

Cầu thang thẳng được hiểu là kiểu thang một đợt, hai đợt hay ba đợt, giữa mỗi đợt có bố trí chiếu nghỉ hợp lý. Bên cạnh đó, đâu cầu thang mỗi tầng phải bố trí các hành lang giao thông, vì thế kiểu cầu thang này thường chiếm nhiều diện tích và tạo ra nhiều khoảng tối.

 

- Thang một đợt khiến cho tầng trệt có diện tích sử  dụng động hơn tuy nhiên nó lại tốn diện tích cho các tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh. Loại cầu thang ngày phù hợp với những căn nhà có gác xép, gác lửng, hoặc nhà có ít chiều sâu.

  

cầu thang đẹp 1 vế 

Cầu thang 1 đợt với thiết kế thẳng

 

Cầu thang 1 đợt

Cầu thang 1 đợt

 

cầu thang đẹp 1 vế uốn cong

Cầu thang 1 đợt với thiết kế uốn lượn tạo cảm giác mềm mại

 

- Cầu thang hai đợt thông thường theo kiểu cổ điển, diện tích chiếm đất ít nhất nhưng các đợt dưới thường tối và bí. Do đó, khắc phục những hạn chế này, người ta có thể biến tấu, sáng tạo nó thành những mẫu cầu thang đẹp hơn, hiện đại hơn, sử dụng được tối ưu những điểm mạnh để đáp ứng nhu cầu.

 

Cầu thang 2 đợt

Cầu thang 2 đợt mẫu 1

 

Cầu thang đẹp 2 đợt

Cầu thang 2 đợt mẫu 2

 

- Cầu thang ba đợt (thang 3 vế) thông thoáng hơn, có thể kết hợp chiếu sáng nếu tum thang làm mái kính, mái nhựa trong tuy nhiên lại tốn diện tích nhất. Nếu nhà bạn có diện tích rộng rãi, thông số về chiều cao của các tầng nhà lớn, đặt cao vấn đề an toàn trong giao thông cầu thang khi sử dụng thì mẫu cầu thang thẳng với 3 đợt là một lựa chọn thích hợp.

 

 Cầu thang đẹp 3 đợt

Cầu thang 3 đợt kết hợp lan can kính hiện đại

 

Cầu thang 3 đợt mẫu 1

Cầu thang 3 đợt giản đơn cho cảm giác nhẹ nhàng

Có thể nói, đối với loại cầu thang thẳng thì cầu thang hai đợt được sử dụng nhiều hơn cả vì nó dễ biến tấu và nhất là phù hợp với đa số thị hiếu của người dùng.

 

Bên cạnh cầu thang thẳng là loại cầu thang tròn, cầu thang xoắn ốc đó là kiểu cầu thang mà các bậc xoay quanh một trục. Điểm mạnh của cầu thang tròn là dễ bố trí sắp đặt, tính thẩm mỹ cao. Nó giúp gia chủ tiết kiệm diện tích, tiết kiệm không gian hơn cầu thang thẳng, thích hợp với những ngôi nhà phố có diện tích hẹp. Thang tròn còn là một điểm nhấn tạo dáng đẹp cho công trình, bản thân nó đã là một hình khối có tính thẫm mỹ cao. Với hình dáng uốn tròn hoặc xoắn ốc mềm mại từ tầng dưới lên trên, thang tròn như một vương miện ôm lấy phòng khách, thang xoắn ốc lại tạo cảm giác căn phòng, ngôi nhà như cao, thoáng hơn.  Tuy nhiên, bất lợi của loại thang này là khó đi và khó mang vác đồ đạc. Đối với những nhà có người già và trẻ nhỏ thì cầu thang tròn không phải là chọn lựa phù hợp mà nó thích hợp với những người trẻ, năng động,  theo xu hướng hiện đại hơn.

 

Cầu thang xoắn ốc

Cầu thang xoắn ốc bản lượn mềm mại

 

Cầu thang xoắn ốc bản giật bậc

Cầu thang xoắn ốc bản giật bậc phong cách

 

Cầu thang xoắn ốc bản cực mềm mại

Cầu thang xoắn ốc bản cực mềm mại

10/10 1732 bài đánh giá
0904.112244
zalo icon