Nỗi khổ khi sửa nhà

Đăng lúc 17:16:00 ngày 10/09/2018 | Lượt xem: 18724 | Cỡ chữ

Khổ nỗi tình cảm dù bao la đến đâu thì cũng là một khái niệm trừu tượng, còn số tiền để mua vật liệu, trả công thầy thợ thì lại rất to và vô cùng cụ thể, nên mới có chuyện chi sửa một nửa cái nhà.

Nhà này từ cửa đi, cửa sổ tới nền nhà, vách tường, mái tôn, gác bếp (bằng gỗ), tóm lại là nhà trước, nhà sau gì cũng đều xuống cấp, hư hao, hỏng hóc, bong tróc, lung lay, dột nát như nhau. Lý do rất thuyết phục là phần nhà phía trên gồm phòng khách, phòng ngủ còn coi được. Sàn gạch bông tuy đã hết trơn láng, nhưng vẫn còn chịu khó lau sạch mỗi ngày, thi đi vẫn nghe mát bàn chân lắm. Mà nhà này xưa giờ vốn hiếm khách khứa tới chơi, nên cũng không ngại thiên hạ nói sao phòng khách lùi xìu, xập xệ thế.

Còn nhà dưới gồm nhà tắm, nhà cầu, bếp và gác xem thì dột tứ tung, trời mưa xô chậu bay ra hứng nước như hàng chè chục món. Sàn gác bằng ván ép, mỗi lần chỉ dám lên một người, mà phải rón rén sợ nó sập cái rầm xuống dưới, bể hết chén đĩa cho coi. Nền láng xi măng chỗ sần sùi, chỗ vá vú dọc ngang, ngoằn ngoèo, chằng chịt như đường biểu thị sông rạch trên tấm bản đồ. Nhà dưới còn có cái hầm cầu xài đã mấy chục năm. Phòng tắm mỗi ngày phải xịt khử mùi.

Bởi vậy, chẳng cần mất công suy nghĩ, bàn cãi gì hết, cứ sửa nhà dưới thôi.

Lần đầu sửa nhà nên vô cùng hứng khởi. Có đập phá gì đâu mà lâu, cùng lắm là nửa tháng. Chi có khác tí xíu là xây nhà thì dọn đi chỗ khác, còn sửa nhà thì cứ sao ở vậy. Tội nghiệp! Lúc nghĩ như vậy, những kẻ ngây thơ ấy hoàn toàn chưa biết những ngày vất vả đang chờ mình.

Nhà có cha già, nên bann ngày phải gửi sang ở nhờ nhà hàng xóm, chiều tối thợ nghỉ làm mới lững thững quay về. Sức yếu nghe tiếng đào đục cắt giũa rỉ rả, hít ngửi mùi vôi vữa, bụi bặm liên miên chịu sao nổi, mà ngày nào cũng dọn đi dọn về, đuối vô kể!

Bếp núc bừa bộn, nên chuyện ăn uống cũng lộn xộn. Bữa ăn cơm tiệm, bữa gặm bánh mì,… Có bữa lụi cụi nấu sẵn lúc tám, chín giờ tối, rồi đem lên nhà trên, đậy che kín mít để được ăn đồ nhà làm cho nó lành. Lỡ để đến mai hỏng thì thôi, chịu lỗ.

Tới hồi đập luôn cái nhà vệ sinh thì chờ trời tối thui, không bật đèn, tắm đại giữa trăng sao mây gió (lúc mà dỡ cái mái tôn chưa đóng kịp). Rồi thêm nỗi khổ buổi sáng, muốn thực hiện đủ ba bước vệ sinh cá nhân là đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh thì…thôi (vì hầm bữa thì đang đào, bữa đang lắp ống cống, bữa thì vừa trát chưa khô!).

 thiet ke nha lo pho hai phong

Cải tạo nhà tại Hải Phòng

Rồi, sau bao nhiêu nhăn nhíu, chịu đựng, nín nhịn thì có cái nhà cầu mới tinh (chú thợ vui tính cứ tấm tắc sạch quá, không nghe mùi gì hết, ngồi ăn cơm trong này cũng được). Có mùi mặt bếp gắn đá hoa cương láng o. Sàn nhà lót gạch men màu xám, chà chân trần nghe nhám nhám, lỡ đổ nước cũng đỡ lo trợt té. Và sàn phòng tắm lát gạch chống trươt. Nhìn qua nhin flaij thấy nhà mình sang muốn sáng luôn!

Sửa nửa cái nhà xong, trong người vẫn còn thấy sợ, tới gần nửa năm mới dứt. Cực hết biết! Cạn lời kể khổ! Cũng hên là không bị trục trặc gì hết. Không thiếu tiền, hàng xóm không phiền, người nhà không đổ bệnh. Nhà mát mẻ, sạch sẽ, am toàn.

Lúc đó mới thiệt là thấm thía lời dạy của người xưa “Một lần sửa nhà bằng ba lần xây mới”. Rời giật mình hú hồn hú vía, vì dám mướn thợ tay ngang tay ngửa ở quê, qua người quen giới thiệu. Mà cũng kỳ! Sao cứ nhớ hoài chuyện vừa đổ xuống một đống cat là có mất ông mặt mũi lạnh lùng, nghiêm nghị hỏi ai là chủ hộ, muốn làm gì trong nhà, mà mình thì không phải làm cái mặt hiền lành vô tội, năn nỉ tiếng nào.

 

Để được tư vấn thiết kế xây nhà bạn vui lòng liên hệ

Số điện thoại 0904112244

Facebook : Thiết kế nhà Hải Phòng

Tham khảo các mẫu thiết kế trực tiếp qua website : http://thietkenhahaiphong.vn

Các bài viết liên quan

Những kinh nghiệm xây nhà cần chú ý.

10/10 6241 bài đánh giá
0904.112244
zalo icon