Nơi lưu giữ kỷ niệm.

Đăng lúc 11:58:00 ngày 18/10/2018 | Lượt xem: 1790 | Cỡ chữ

Đó là kết quả tích cóp của ba tôi từ chuyến phụ người bác đi làm xa. Khi theo ba về từ xưởng ngôi nhà cũ  bấy giờ, chiếc tủ trở nên gắn bó thân thiết với các thành viên. Ba tôi nói phần thân chính tủ đóng bằng gỗ thao lao, mặt sau của nó được người ta pha gỗ tạp, hình như là gỗ cây dầu vốn rất mềm và nhẹ, dễ mối mọt. Chả thế mà ba tôi rất kỹ, ngay khi mua về ông đã dùng bông gòn tẩm dầu hỏa miết đi miết lại nhiều lần nơi phần hông và lưng tủ. Ba nói làm vậy để gỗ ngậm dầu hỏa mà dầu hỏa vốn là “khắc tinh” của mối mọt. Tuy công dụng chính là đựng áo quần nhưng không có “chống chỉ định” của người đóng tủ nên nó được gia đình tôi biến thành chiếc tủ đa năng.

thiet ke nha hai phong

Chiếc tủ quần áo còn nhiều công dụng khác.

Tôi còn nhớ rất rõ phần trên cùng (nóc tủ) gia đình tôi trưng dụng làm bàn thờ bà ngoại. Mặt trên được anh tôi cẩn thận trải bằng những tấm giấy in nhiều hoa văn là những bông hoa theo mùa, hay những chú dơi ngậm đồng tiền cổ in hình chữ thọ, hoặc bằng giả là long lân quy phụng, trước khi cẩn trọng đặt lên ấy một bát nhang kê trên chiếc đĩa.

Tủ có hai cánh lớn chia làm hai hộc chính. Cánh bên hộc trái trám miếng gỗ mỏng dính, chừng chưa đầy một phân tay. Hộc nay chia làm ba ngăn nhỏ, dùng để đồ xếp là chính. Nơi này chứa đầy ắp những bộ đồ thuộc “hàng quý” của thành viên gia đình. Đó là nơi dành cho bộ đồ kỷ vật ngày cưới của ba mẹ, nơi anh chị cất những chiếc áo mới mua, còn là chỗ chen chúc từng khúc vải với nhiều thứ linh tinh khác mẹ mua trả góp cho gia đình (thời đó, người ta hay bán trả góp cho người ít tiền với sản phẩm từ những khúc vải đến xà bông, bột ngọt cùng những mặt hàng gia dụng khác). Hộc bên phải không chia ngăn, dùng để đồ treo là những bộ áo quần chị tôi tranh thủ ủi sẵn khi bếp nhà hàng xóm thừa than. Những bộ đồ đi học của tôi tuy cũ sờn nhưng do vậy lúc nào cũng thẳng thơm, tinh tươm. Dưới đáy hộc là chỗ của chiếc bàn ủi nắp bằng gang, có chốt hình con gà, cũng là vật có giá trị nhất mà hàng xóm thi thoảng có thể mượn. Để bàn ủi mòn nhẵn, lãng coongs, lộ ra lớp đồng vàng au.

Ngoại trừ hai hộc trên có khóa do chị tôi cất giữ, dưới mỗi bên là chiếc hộc nhỏ kéo ra kéo vào. Chị kế tôi chiếm một hộc để đựng quần áo. Hộc còn lại bên phần cánh bằng kính là “giang sơn” của tôi. Nơi ấy cơ man là sách. Đó là những quyển sách cũ anh chị ở xóm tặng lại sau khi học qua, là những quyển truyện tranh tôi dành dụm mua hay mượn về từ thư viện gần nhà. Và nhiều nhất vẫn là giấy khen các loại mà tôi cẩn thận đặt dưới đáy các quyển sách. Những tấm giấy khen phẳng phiu thơm lừng mùi giấy chi có dịp được mang ra mỗi khi tôi rỗi rảnh “tự sướng” với thành tích học tập của mình, đặc biệt là những dịp khách của ba đến chơi nhà. Y như rằng những lần như vậy tôi nhận được cái xoa đầu khen ngợi từ những người bạn của ba, cùng với đó khi là chiếc bánh, viên kẹo, khi là những tờ tiền mới toanh. Và cứ mỗi năm hết tết đến thế nào anh trai tôi cũng dành dụm tiền mua véc-ni đánh bóng các vật dụng bằng gỗ, tất nhiên ưu tiên số một là chiếc tủ. Nhà tôi thường đón tết sớm bằng mùi véc-ni hăng nồng.

Trước kia người ta mua sắm vật dụng bằng sự tích cóp và theo nhu cầu, không mua sắm một cách trọn gói và có phần “lắp đầy khoảng trống” như bây giờ. Chiếc tủ với kiểu dáng và loại gỗ tốt xấu khác nhau như thể là thước đo sự đủ đầy, thuộc một trong những tài sản “kiểm kê” của mỗi gia đình. Mua được chiếc tut, ba tôi trông chừng mãn nguyện lắm. Nhất là anh em tôi, thi thoảng ra vào cứ len lén soi mình trước cánh kính cửa chiếc tủ và chỉ bẽn lẽn rời đi khi có người khác nhìn. Soi gương thì ít, có lẽ chúng tôi “soi”niềm vui khó tả của những đứa trẻ nhà nghèo tưởng chừng như thể “lên đời” bởi sự hiện diện của chiếc tủ.

thiet ke nha hai phong

Chạm bát cũ của ngày xưa vẫn hay dùng.

Làm nghề thiết kế gần hai mươi năm nay, đồng hành cùng những câu chuyện đầy cảm xúc của nhiều gia chủ ngày dọn về nhà mới, tôi chợt nhận ra có vẻ hơn bất cứ thứ gì hết những chiếc tủ chính là thứ đắn đo nhất trong chuỗi suy tính về sắp xếp đặt vật dụng trong ngôi nhà chủ nhân. Rõ hơn, việc “gả” nó đi hay tìm cho nó một chỗ trong ngôi nhà mới là cân nhắc dằng dai và chưa hoàn toàn không dễ so với nhiều vật dụng khác tuy chưa hẳn nó đã có giá trị hơn về mặt vật chất.

Như tôi đang vẽ ngôi nhà cho cô bạn phổ thông. Bạn làm nghề kinh doanh tự do ở Sài Gòn, về quê cất lại ngôi nhà thời đi học (hiện người dì đang ở). Với cô bạn, ngôi nhà là nơi bàn bạc những kỷ niệm thuở nhỏ cùng các thành viên gia đình. Bạn bè trêu nhà cất tiền tỷ, tiếc gì đôi ba chiếc tủ gỗ cũ kỹ khi cô bạn quyết định nhờ tôi “vẽ ghi” lại chúng cho đúng kích thước để tìm chỗ phù hợp đặt nó vào ngôi nhà mới, sau khi đã không ngần ngại “gả sạch” nhiều thứ linh tinh khác. Bạn chỉ cười.

Hơn ai hết, tôi hiểu bạn. Đúng hơn là tôi hiểu cảm xúc của bạn.

Bởi những chiếc tủ không chỉ là nơi chứa đựng đồ vật. Đó còn là nơi chứa cả bầu trời tuổi thơ hay đầy ắp những kỷ niệm khó quên của từng thành viên, dẫu ngôi nhà theo thời gian có thể khoác lên mình chiếc áo mới.

 

Để được tư vấn thiết kế bạn vui lòng liên hệ 
Số điện thoại: 0904112244
Facebook: Thiết kế nhà Hải Phòng
Tham khảo mẫu trực tiếp qua website :http://thietkenhahaiphong.vn

Các bài viết liên quan:

ĐỒ NỘI THẤT VÀ NGÔI NHÀ VIỆT 

10 thiết kế giường tầng dành cho bé 

9/10 596 bài đánh giá
0904.112244
zalo icon