Đăng lúc 17:12:00 ngày 07/11/2018 | Lượt xem: 1122 | Cỡ chữ
Ngôi nhà phải được quán xuyến thống nhất suốt quá trình hình thành ý tưởng đến khi dọn vào ở. Mọi thay đổi đều mang tính ảnh hưởng dây chuyền, đánh giá ngôi nhà làm xong có hoàn thiện hay chưa cần có cái nhìn tổng thể. Nếu đến lúc sắp tân gia mới lo đi chọn đồ và đặt đồ thì e rằng sẽ gặp nhiều cân hỏi băn khoăn và bài toán khó giải liên quan đến bố trí đồ nội thất, nhất là về mặt phong thủy.
Công đoạn “chọn đồ, đặt đồ” như phần ngọn của phần gốc nằm ở cách thức tổ chức không gian. Ví dụ trong phòng ngủ thì bộ giường và tủ đầu giường là nhóm đồ cơ bản, tiếp theo là tủ áo, rồi đến kệ tivi hay ghết thư giãn tùy nhu cầu. Hay với phòng ăn thì dứt khoát phải tính toán kích thước rộng hẹp cũng như bố trí đèn quạt dựa theo vị trí và quy cách của bộ bàn ăn. Những nguyên tắc cơ bản này nếu bị bỏ qua từ đầu sẽ gây bất cập khi xây dựng, do nếp nghĩ “cứ làm cái phòng trước, đồ đạc tính sau”. Cha ông ta có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” rất ý nghĩa về phép tắc ứng xử, ngay cả chỗ đặt mâm cơm gia đình hay bộ bàn ghế tiếp khách cũng phải trông, phải chọn sao cho hợp lý. Tạm đúc kết nguyên tắc phong thủy cho đặt đồ nội thất trong nhà qua câu “nhất tiện nghi – nhì linh hoạt”.
Nếu như phần thô của ngôi nhà luôn bắt đầu từ dưới lên (móng - tường – mái) theo từ gốc đến ngọn của hành mộc, thì phần hoàn thiện lại thực hiện theo đặc tính của hành thủy, tức là “chảy” từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Nguyên lý hoàn thiện này không những giúp cho quy trình xây dựng và dọn dẹp nhà tốt mà còn giúp bình ổn nội khí thuận tiện, tránh các xáo trộn do hoàn thiện không đúng quy cách. Quan điểm tiện nghi để ổn định cho phần hoàn thiện cũng chính là tiến trình đúng khi chọn đồ đạc, tránh sa đà vào các trang trí không liên quan đến sử dụng, không đảm bảo tiện nghi. Ví dụ như một mảng tường cần tính toán trang trí hoàn thiện sao cho khi kê đồ vật vào và sử dụng không gian thì mảng trang trí ấy không bị che khuất, không gây vướng bận và đóng góp vào tiện dụng, đó chính là đặt tiện nghi lên trước. Ta có thể thấy trong ngôi nhà ở truyền thống trước đây hầu như ít có yếu tố trang trí thuần túy, mà luôn gắn việc trang trí theo công năng và các mảng miếng nội thất (như tấm bình phong, vách ngăn gian thờ…) được thực hiện có chủ đích, thậm chí đa phần bộ khung kết cấu chịu lực như cột, kèo… cũng là các điểm trang trí hoàn thiện luôn.
Tính ổn định trong chọn đồ còn nằm ở quan niệm sử dụng món đồ ất theo thời gian, thời điểm, như đồ trang trí dịp lễ tết thì theo mùa, còn đồ trang trí gắn với phong thủy thì lâu dài. Những món đồ có tính đa năng luôn được ưa chuộng hơn, tuy nhiên cũng có những món đồ chỉ thuần túy trang trí nhưng khi “hợp” với gia chủ (về ngũ hành, cung mệnh, mang tính tâm linh, hay kỷ vật) thì vẫn được ưu tiên chọn đặt tại các vị trí đắc địa.
Trong khâu lựa chọn đồ đạc, suy nghĩ hợp logic thông thường là “nhà nào đồ đó”. Nếu sở hữu nhiều đồ đạc, vật dụng kiểu xưa thì phải đặt trong không gian nhà có chất hoài cổ, và ngược lại, một bộ bàn ghế hi-tech sẽ được đa số gia chủ nghĩ rằng khá hợp với nội thất hiện đại. Quan niệm này tuy đúng, nhưng chưa đủ về mặt phong thủy và xu hướng trang trí đương đại. Bởi dù nhà có làm theo phong cách gì cũng cần sự bình ổn trong sử dụng, bình an trong tâm lý gia chủ. Phong thủy xưa nay quan niệm: sự hài hòa luôn được ưu tiên chú trọng hơn là yếu tố độc đáo hay chi phí cao bò ra khi mua sắm đồ nội thất. Tuy nhiên, sự hài hòa ở mực nào thì thực tế không hề có quy định đồ nội thất kiểu truyền thống thì không đặt được trong phòng kiểu mới. Chỉ cần quan tâm một số nguyên tắc sau để gia chủ chọn lọc nhằm giúp toàn bộ không gian đạt được tính hài hòa:
Đồ nội thất như gỗ và gốm có bề mặt thô mộc sẽ dùng tương hợp với các không gian mang tính âm như góc tâm linh, phòng thờ, phòng khách cổ điển, phòng ngủ người cao tuổi, như phòng làm việc tại gia…
Đồ nội thất bằng kim loại và nhựa, chất liệu tổng hợp, màu sắc rực rỡ, đường nét mạnh, họa tiết trẻ trung… sẽ dùng thích ứng với các không gian mang tính dương như góc học tập, phòng sinh hoạt, phòng khách hiện đại, phòng ngủ trẻ em.
Như dòng nước chảy, hành thủy nối các không gian qua nét mềm mại linh hoạt, vừa tương sinh cho mộc và hạn chế bớt hỏa, vừa được kim sinh và thổ khắc, giúp nội thất sống động và mang tính thiên nhiên nhiều hơn. Các mặt bàn kính uốn lượn, tiểu cảnh, bình hoa, đèn hình mềm mại, rèm cửa… là yếu tố bổ sung thủy cho nội thất.
Như đồ đồng, sắt (kim) với kiểu dáng, hoa văn mềm mại thì đi cùng phái cổ điển vẫn ổn. Hay chọn bàn ghế, kệ tủ bằng gỗ tự nhiên nhưng sơn phủ màu sắc tươi tắn, kiểu dáng mới mẻ, nét vuông vức giản dị thì vẫn được xếp ở nhóm hiện đại. Nếu cần chọn lọc, sắp xếp vật dụng cho phù hợp theo từng lứa tuổi thành viên trong gia đình thì nên ưu tiên không gian sử dụng nhiều hơn thì sẽ cần “phục tùng đa số”, còn không gian riêng có thể theo sở thích từng thành viên.
Nội khí của không gian chỉ được xem xét cụ thể khi nhà có đồ đạc và quá trình sử dụng. Một nội thất tốt hay xấu (về phong thủy) phần lớn là do cách bố trí đồ đạc. Cần lưu tâm đến vàu nguyên tắc cơ bản sau:
Và sử dụng lâu dài như giường ngủ, bàn làm việc, bàn thờ… cần tránh kê trực diện với cửa đi và cửa sổ. Vì nếu giường nằm gặp ngay cửa đi mở vào thì dễ bị gió lùa, người ngoài bước vào đột ngột gây giật mình, người trong phòng thấy thiếu thoải mái riêng tư. Nếu kê giường nằm gặp ngay cửa đi mở vào thì dễ bị gió lùa, người ngoài bước vào đột ngột gây giật mình, người trong phòng thấy thiếu thoải mái riêng tư. Nếu kê giường ngay dưới cửa sổ thì sẽ gây chói mắt, thêm mưa tạt gió hắt từ bên ngoài. Bàn làm việc đặt trên luồng di chuyển thì thương xuyên bị phiền nhiễu thiếu tập trung.
Và có sự thay đổi linh hoạt trong quá trình sử dụng, như ghế sofa rời, bàn ghế ăn, ghế thư giãn… thì cần chọn các vị trí rộng và thoáng để dễ xoay trở. Nếu một vật dụng dạng động mà lại “cất kỹ” trong góc tĩnh thì mỗi khi dùng đến sẽ gây xáo trộn, hoặc dọn dẹp mất thời gian. Cần lưu ý vai trò của những vật dụng nhỏ mà không nhỏ như ghế ngồi đi giày gần lối ra vào, kệ treo mũ áo, nón bảo hiểm…
Từ đó định vị đồ đạc hợp phong thủy. Ví dụ, phần đầu giường ngủ mang tính âm (cần yên tĩnh, tối hơn so với cuối giường) nên cần đặt trong vùng âm (ít gió và ánh sáng chiếu trực tiếp). Còn phần bên hông và cuối giường là vùng đi lại thuộc dương nên có thể gần lối đi, cửa sổ hoặc cửa ra vào. Đồ đạc kê đúng thì mới bố trí đèn, thiết bị, ổ cắm… tương ứng, đồng thời có thể tận dụng tốt diện tích để sinh hoạt được liền lạc, ít va chạm góc cạnh.
Không ít gia chủ thắc mắc rằng: tôi thích phong cách cổ điển, nhà mái ngói, đồ gỗ xưa, mà nay vào ở trong nhà khối hộp hiện đại thì phải làm sao? Tôi có thể làm “ruột” nội thất khác hẳn với phần “vỏ” bên ngoài được không, có gì sai về phong thủy chăng? Câu trả lời có thể thấy ở triết lý Đông phương, nơi sử dụng hòa luôn được xem trọng. Ngôi nhà hòa hợp với chủ nhân và mội trường chung quanh sẽ an lành hơn là ngôi nhà mang yếu tố độc đáo hay nổi bật chỉ trong một thời gian nhất định.
Vì thế các chuyên gia phong thủy hiện đại thường khuyên gia chủ chọn đồ nội thất hợp với không gian theo nguyên tắc “đồng thanh đồng thủ”, nhưng tránh quá thiên lệch về một hành nào đó. Lý tưởng nhất là các chọn lựa được đồ nội thất có sự phối trộn phong phú nhưng vẫn hợp mệnh chủ nhân, rồi mở rộng ra các hành tương sinh và điểm xuyết tương khắc. Ví dụ, mệnh chủ thuộc hỏa thì 3 hành mộc, hỏa và thổ là tương sinh hòa, còn kim và thủy dùng điểm xuyết làm điểm nhấn tương phản tương khắc.
Để được tư vấn thiết kế bạn vui lòng liên hệ
Số điện thoại: 0904112244
Facebook: Thiết kế nhà Hải Phòng
Tham khảo mẫu trực tiếp qua website :http://thietkenhahaiphong.vn
Các bài viết liên quan:
Phong thủy cho ngoại thất của ngôi nhà
Những sai lầm khi đặt hòn non bộ
Phong thủy nhà ở: 7 kiêng kỵ tuyệt đối khi thiết kế cửa ra vào
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: