Nên thiết kế cách âm cho nhà phố như thế nào?

Đăng lúc 16:32:37 ngày 04/10/2020 | Lượt xem: 756 | Cỡ chữ

Nhà phố nhất là nhà mặt phố luôn có xe cộ tấp nập đi lại, ồn ào có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình bạn. Nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Tiếng ồn bên ngoài có thể xâm nhập vào nhà phố một cách dễ dàng bằng cách truyền qua không khí và vật rắn. Vậy bạn cần thiết kế nhà phố như thế nào để xử lý lý tiếng ồn và luôn đảm bảo nhà phố yên tĩnh nhất có thể.

1. Thiết kế tường cách âm

Tường càng dày thì càng cách âm tốt, vì thế nếu nhà phố của bạn nằm trong khu vực thường xuyên bị ồn thì nên xây tường dày từ 20.cm trở lên. Vật liệu làm tường cách âm có thể là gạch vữa, thạch cao hay gỗ đặc. Đối với nhà cũ cần cải tạo để cách âm, bạn có thê giữ nguyên phần tường rồi tạo lớp vôi vữa gồ ghề hoặc dán vải nỉ, nhung lên tường.

Ngoài tường cách âm, bạn cũng nên làm tường tiêu âm để hấp thụ tiếng ồn, tiếng vang của phòng này ảnh hưởng sang phòng khác. 

Nên thiết kế cách âm cho nhà phố như thế nào? - Ảnh 1

dán tường chất liệu xốp với bề mặt gồ ghề và lớp khí bên trong giúp cách âm và tiêu âm cho nhà phố

2. Thiết kế trần nhà cách âm

Nhiều người lầm tưởng chỉ có nhà chung cư mới cần cách âm trần còn nhà phố thì không. Tuy nhiên, nhà phố cũng có thể bị ồn từ phần mái, trần do tiếng mưa, tiếng máy bay, tiếng công trình xây dựng xung quanh. Đặc biệt, những nhà phố khu vực gần sân bay cần được làm thêm một lớp thạch cao lên trần nhà để hấp thụ tiếng động cơ máy bay mỗi khi ngang qua. 

Thạch cao là vật liệu hút âm rất tốt, có giá rẻ và sử dụng được cho cả tường trong, tường ngoài, trần. Hơn thế, lớp thạch cao này còn giúp chống nóng cho nhà phố.

3. Cửa kính cách âm rất tốt

Cửa là nơi dễ bị ồn nhất vì không thể nào làm kín và cố định hoàn toàn như trần, tường, sàn nhà. Nếu là nhà phố xây mới, bạn nên sử dụng vật liệu chống ồn tốt cho cửa như kính cách âm. Loại kính này được cấu tạo từ 2 lớp và ở giữa là khí trơ. Tính chất vật lý của khí trơ là không dẫn âm thanh nên tất cả tiếng ồn đi qua lớp cửa đều không thể xâm nhập vào nhà. Cửa cách âm nên được lắp cả cửa chính, cửa sổ và cửa phòng ngủ để đảm bảo tiện nghi tối ưu cho chủ nhà.

Nên thiết kế cách âm cho nhà phố như thế nào? - Ảnh 2

Cửa kính giúp cách âm rất tốt cho nhà phố cho nhà phố

Trường hợp nhà đã lắp cửa sẵn nhưng cửa cách âm kém và có nhiều khe hở khiến tiếng ồn lọt qua. Khi đó, bạn cần chêm miếng xốp, cao su, silicon vào những khoảng không này. Giải pháp này cần chú ý đến chất lượng của vật liệu chắp nối và tính thẩm mỹ của nó, nếu không nhà phố sẽ trông rất nhếch nhác.

4. Thiết kế sàn nhà cách âm 

Âm thanh vốn dĩ truyền trong chất rắn tốt hơn không khí nên sàn nhà là nơi dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Chẳng hạn như, tiếng bước chân chạy nhảy của trẻ em từ phòng khách, tiếng kéo ghế từ phòng ăn có thể vọng vô cả phòng ngủ nếu sàn nhà phố không được cách âm. Xử lí sàn cách âm thường có chi phí cao hơn những phần khác của ngôi nhà vì vật liệu vừa phải hấp thụ tiếng ồn, vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, lau chùi.

Thông thường, sàn nhà phố được cách âm bằng cách lát gỗ, nhựa, thảm. Sàn gỗ có tính thẩm mỹ cao, dễ vệ sinh, bền bỉ theo thời gian nhưng chi phí đắt hơn lát sàn bằng gạch. Sàn nhựa cũng có cùng công dụng như sàn gỗ nhưng giá cả rẻ hơn và kém bền hơn. Thảm lót rất rẻ, linh động, nhiều mẫu mã nhưng lại khó vệ sinh, đặc biệt là nhà có em bé.

Để giúp ngôi nhà không bị tiếng ồn xâm nhập, tiện nghi, tốt cho sức khoẻ và có kiến trúc hợp phong thuỷ, mời bạn tham khảo tài liệu Hướng dẫn xem phong thuỷ căn hộ,

Thiết kế phong thủy cửa chính để mang lại tài lộc vào ngôi nhà của bạn

9/10 252 bài đánh giá
0904.112244
zalo icon